Chuẩn mực thời trang Haute couture là gì ? Sự nghiêm ngặt của chuẩn mực may đo cao cấp
Mỗi khi tháng Giêng về, tuần lễ thời trang Haute Couture lại đổ bộ Paris, giới một điệu mãn nhãn chiêm ngưỡng các bộ sưu tập xa hoa đến từ các thương hiệu đình đám. Cái từ haute couture xa lạ với những người không theo dõi ngành thời trang, nhưng haute couture một phạm trù nếu bạn là một tín đồ thời trang.
Haute Couture là nơi các NTK thỏa niềm đam mê sáng tạo, nơi những bộ cách xa xỉ bật nhất ra đời. Vậy, haute couture có nghĩa là gì? Nó không đơn thuần là cái tên bình thường. Hãy cùng tìm hiểu những điều cơ bản về giấc mơ gọi là thời trang cao cấp đến từ Pháp.
1. KHÁI NIỆM HAUTE COUTURE LÀ GÌ?
Từ “haute” có nghĩa là cao cấp tương đương với từ “high” trong tiếng anh, sang trọng. Từ “couture” tương đương với “dressmaking”, tiếng Pháp được hiểu là may đo thiết kế thời trang cao cấp, thiết kế trang phục. Do đó, phân biệt “high fashion và “haute couture” hoặc “high dressmaking” – có thể hiểu nghĩa haute couture là dòng thời trang cao cấp. Các nhà thiết kế thời trang làm nên bộ sưu tập haute couture trong tiếng Pháp được gọi là couturier.
Thuật ngữ này ban đầu dùng để miêu tả các kiệt tác của Charles Frederick Worth. Được sản xuất tại Paris vào giữa thế kỷ XIX. Điều đặc biệt ở những thiết kế của ông là cho khách hàng chọn màu sắc; loại vải và các chi tiết khác trước khi bắt đầu quá trình thiết kế của mình , đây là thước đo chuẩn mực thời trang haute couture và là điều vô tiền khoáng hậu vào thời điểm lúc bấy giờ.
Ở Pháp, thuật ngữ Haute Couture là một thuật ngữ được pháp luật bảo vệ và quản lý. Và nó cũng được định nghĩa bởi Chambre de commerce et d’industrie de Paris có trụ sở tại Paris. Các trang phục Haute Couture đều được may bằng tay và chỉ dành riêng cho khách hàng có tiền. Nên Haute Couture được xem là sân chơi của giới thượng lưu, quý tộc.
Đến năm 1908, khái niệm haute couture được sử dụng chính thức.
2. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THỜI TRANG HAUTE COUTURE
Nguồn gốc của “haute couture “bắt đầu từ những bộ trang phục được may đo cầu kỳ, sang trọng của hoàng hậu Pháp Marie Antoinette. Khi đó, bà Rose Bertin là người có nhiệm vụ chuẩn bị váy áo cho hoàng hậu, đồng thời cũng là người trực tiếp may những bộ trang phục ấy.
Những bộ trang phục dành cho hoàng hậu Marie Antoinette chính là nguồn cảm hứng để các hãng làm thời trang Couture sáng tạo ra BST thời trang của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu của những khách hàng thượng lưu không bao giờ bị trùng lập với nhau.
Vào thế kỷ thứ 18, lĩnh vực thời trang phát triển tại cung đình pháp, những người thích mua sắm không ngần ngại đến tận Pháp để shopping, nhu cầu ngày càng tăng lên. Khách hàng tìm đến tận nơi sản xuất và đặt hàng để sở hữu được những bộ cánh sành điệu chất lượng cao và độc nhất. Giúp cho những người thợ may tại Pháp được nhận xét là tốt nhất ở Châu Âu
Đến thế kỷ 19, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn. Khi một nhà thiết kế người Anh có tên Charles Worth đã đi tiên phong trong việc đưa tên tuổi của mình vào các mẫu quần áo. Ông tự tay may những bộ trang phục rồi đưa cho người mẫu mặc. Điều này đã tạo nên bước ngoặt lớn trong làng thời trang tại Pháp.
Nếu Rose Bertin có công đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất Haute Couture thì Charles Worth mới là cha đẻ của haute couture thứ trang phục xa xỉ này.Từ đó mà thuật ngữ “Haute Couture” xuất hiện, để diễn tả những “tác phẩm” của thời trang thiết kế. Linh hồn của sản phẩm thời trang cao cấp được may đo bằng tay phục vụ người nổi tiếng, tầng lớp thượng lưu quý tộc.
Năm 1958, Charles Frederick Worth đã thành lập nhà mốt thời trang cao cấp đầu tiên tại Pháp.
Năm 1868, La Chambre Syndicale de la Haute Couture được thành lập. Đây là Nghiệp đoàn may đo cao cấp, vai trò là nhà bảo vệ cho thời trang cao cấp.
Năm 1908, cụm từ Haute Couture mới được sử dụng chung. Nghĩa của từ haute couture hay thời trang cao cấp.
Năm 1921, L’Assosystem de Protection des Industries Artistiques Saisonnieres được thành lập để đảm bảo Haute Couture không bị vị phạm bản quyền.
Năm 1945, Nghiệp đoàn may đo cao cấp đưa ra những thông số kỹ thuật để đảm bảo sự khác biệt với giới thời trang thông thường.
Năm 1946, số lượng nhà mốt lên đến 106, tuy nhiên đến năm 1970, số lượng giảm lại còn chỉ 19 khi phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt và chi phí là quá lớn nên không thể trụ vững.
Năm 1966, Yves Saint Laurent đã thành lập cửa hàng thời trang cao cấp đầu tiên của mình. Tiếp nối sự thành công này, các cửa hàng thời trang cao cấp khác cũng được ra đời như: Pierre Cardin, Andre Courreges, Ted Lapidus và Emanuel Ungaro.
Đến nay mốt Haute Couture vẫn chỉ dành riêng cho những tầng lớp thượng lưu, quý tộc hiện nay, trang phục độc nhất vẫn được nhấn mạnh trong các thiết kế. Vì giá trị của một thiết kế váy áo này là vô cùng lớn, chính vì thế trang phục dành cho giới nhà giàu không được phổ biến rộng rãi.
3. HAUTE COUTURE ĐƯỢC QUY ĐỊNH BỞI CHÍNH PHỦ
Haute Couture là một tước hiệu đặc biệt được tạo ra bởi Chính phủ Pháp. Mặt hàng cao cấp này chỉ được sản xuất cho một khách hàng đặc biệt. Haute couture là một từ tiếng Pháp trong đó couture nghĩa là may vá. Vào mỗi năm, Chambre Syndicale de la Haute Couture (Nghiệp đoàn may đo cao cấp) nhằm bảo vệ thời trang cao cấp sẽ đưa ra danh sách các thương hiệu đáp ứng được những quy định sau đây để trờ thành một thành viên của họ:
- Họ phải thiết kế quần áo theo đơn đặt hàng của khách hàng tư nhân, có hơn 1 mẫu thử và sử dụng xưởng may có ít nhất 15 nhân viên làm việc toàn thời gian.
- Ít nhất 20 nhân viên kỹ thuật toàn thời gian tại một trong các xưởng
- Phải trình làng một bộ sưu tập không dưới 35 mẫu thiết kế thời trang cao cấp đến công chúng vào mỗi mùa trong năm, vào tháng 1 và tháng 7.
Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên, thương hiệu thời trang sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách. Điều này đã xảy ra với nhà mốt Givenchy vào mùa Xuân – Hè năm 2013. Và từ năm 1945 chưa có thương hiệu nào phá vỡ được những quy tắc này.
- COUTURE VÀ HAUTE COUTURE KHÔNG PHẢI LÀ MỘT
Người ta thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm Couture và Haute Couture. Nếu Haute Couture nghĩa là may đo cao cấp là thuật ngữ dùng riêng và được thành lập bởi chính phủ Pháp, Couture chỉ được dùng để nói đến những trang phục được chế tạo thủ công và có một không hai.
5. NHỮNG QUY CHUẨN NGHIÊM NGẶT CỦA HAUTE COUTURE
5. 1. THIẾT KẾ HOÀN TOÀN BẰNG TAY
Haute couture là nghệ thuật thiết kế nên một bộ trang phục cầu kỳ hoàn toàn bằng tay, couture là “thiết kế”, may vá thời trang còn haute biểu thị sự thanh lịch. Sản phẩm vận dụng kỹ thuật tinh xảo của những người thợ lành nghề nhất (còn gọi là petit mains). Chất liệu vải và nguyên liệu phải đắt đỏ, quý hiếm. Khâu trang trí và kết hạt cũng phải được hoàn thiện bằng tay
Một thiết kế haute couture mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Không có mức giá cố định như hàng may sẵn. Mỗi chiếc thường là độc nhất và được may theo số đo riêng của khách hàng quý tộc với chất liệu cao cấp nên giá cả không phải là điều quan trọng.
Có khi các nhà thiết kế haute couture không để bán mà chỉ để trình diễn thời trang , haute couture còn là một thế giới xa hoa dành cho quý tộc, những bộ trang phục là bức ảnh là nơi những giấc mơ cao cấp. Chúng được xem như những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện tài năng sáng tạo không giới hạn của các nhà thiết kế.
5. 2. SẢN PHẨM MAY ĐO DÀNH CHO KHÁCH HÀNG THƯỢNG LƯU
Họ phải sáng tạo những bộ trang phục riêng dành cho khách hàng và khách hàng phải thử nhiều lần đến khi hài lòng mới thôi.
Trang phục phải là thiết kế nguyên bản do chính nhà thiết kế chính của hãng sáng tạo nên. Đụng hàng trong thời trang haute couture là điều tối kỵ.
5. 3. PHẢI CÓ NHÀ XƯỞNG (ATELIER) ĐẶT TẠI PARIS
Số lượng thành viên của haute couture chính thức của Nghiệp đoàn may đo cao cấp mới được gọi là couturier.
Thành viên chính thức của chambre syndicale de được kết nạp vào hiệp hội Haute Couture, nhà mốt phải có xưởng may riêng (atelier) tại Paris. Họ phải tạo công ăn việc làm cho tối thiểu 20 thợ lành nghề (petit mains), làm việc toàn thời gian quanh năm.
Trong số các nhà haute couture chính thức, Chanel là nhà mốt lâu đời nhất còn hoạt động, bắt đầu từ năm 1913. Các nhà mốt Pháp khác thì có Christian Dior, Alexandre Vauthier, Julien Fournié, Schiaparelli…
Tuy nhiên, hiệp hội Haute Couture cũng kết nạp thêm một số thành viên quốc tế. Ví dụ như Elie Saab từ Beirut, Lebanon; Valentino và Atelier Versace từ Ý;
Guo Pei từ Trung Quốc đều đáp ứng được những tiêu chí gắt gao.
5. 4. THEO SÁT LỊCH TRÌNH TUẦN LỄ THỜI TRANG HAUTE COUTURE PARIS
Mỗi mùa, nhà mốt phải cho ra mắt buổi trình diễn thời trang một bộ sưu tập thời trang với ít nhất 35 thiết kế nguyên bản, bao gồm trang phục ban ngày và ban đêm. Chúng thường được mặc bởi giới nhà giàu trong các buổi lễ hội và số ít được diện cocktail.
Hai mùa haute couture được tổ chức vào tháng Giêng và tháng Bảy theo thời khóa biểu do hội đồng Chambre Syndicate de la Haute Couture đưa ra.
6. CÁC THÀNH VIÊN CỦA HAUTE COUTURE
Tính đến hiện tại, danh sách trên website chính thức Haute Couture của Pháp có những cái tên tiêu biểu như:
- Chanel
- Christian Dior
- Givenchy
- Louis Vuitton
- Ralph & Russo
- Hermès
- Elie Saab
- Versace
- Valentino
- Saint Laurent
- Balmain
- Maurizio Galante
- Atelier Gustavolin
- Bouchra Jarrar
- Alexis Mabille
- Alexandre Vauthier
- Frank Sorbier
- Jean Paul Gaultier
- Stéphane Rolland
- Adeline André
6.1 CHANEL LÀ THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG CAO CẤP LỚN NHẤT
Nếu bạn có thắc mắc vì sao buổi trình diễn của Chanel luôn dài nhất, đó là vì số lượng nhân công làm việc tại nhà may của hãng. Mỗi trang phục thường được tạo ra bởi một nhóm chính. Từ số lượng trang phục xuất hiện tại buổi diễn, ta có thể thấy quy mô nhà may của Chanel lớn đến đâu.
Trong khi Dior chỉ có 2 thì Chanel có tới 4 nhà may, bao gồm 2 nhà may cho chất liệu mềm và 2 nhà cho chất liệu dày. Ví dụ điển hình là mùa Xuân 2015, được tạo nên từ bàn tay của 100 thợ may.
6.2 HAUTE COUTURE LISA
- Lisa là một trong những cái tên đình đám trong nhóm nhạc Blackpink được nhiều fan Việt Nam cực kỳ yêu thích. Mới đây, với ca khúc solo đầu tiên của mình, khi mặc toàn những trang phục Haute couture gây sốt.
7. SẢN PHẨM HAUTE COUTURE – ĐẠI DIỆN CỦA THỜI TRANG CAO CẤP
Với những thông tin trên đã thấy được dòng sản phẩm thời trang may đo cao cấp, xa xỉ bậc nhất hiện nay. Và sau đây là những đặc điểm thường thấy ở chúng:
7. 1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM HAUTE COUTURE LÀ GÌ?
Những chiếc váy Haute Couture được thiết kế cầu kỳ, nhiều hoạ tiết. Ta có thể cảm nhận được sự công phu, tài hoa và tỉ mỉ của những người thợ. Nhằm tạo ra bộ sưu tập thời trang gồm 25 thiết kế được làm bằng tay và chú trọng đến chất liệu giúp tôn dáng người mặc.
7. 2. MỨC GIÁ MỘT SẢN PHẨM HAUTE COUTURE
Haute Couture là từ dùng cho cao cấp chắc chắc không thể nào rẻ khi nó là linh hồn của giới thượng lưu. Haute couture có giá thấp nhất cũng phải 10.000USD (hơn 212 triệu đồng). Còn những bộ đầm dạ tiệc có giá cao hơn rất nhiều lần, thậm chí là đến mức không tưởng.
7. 3. THỜI GIAN HOÀN THÀNH MỘT SẢN PHẨM HAUTE COUTURE
Đối với thời trang Haute Couture bắt buộc làm bằng tay hướng đến sự tỉ mỉ và làm toàn bộ bằng tay nên nên sẽ mất từ vài tuần cho tới vài tháng để được một sản phẩm hoàn thiện. Đây là khoảng thời gian chờ đợi xứng đáng cho một bộ trang phục thượng lưu.
7. 4. NHÀ MAY CHÍNH LÀ NỀN TẢNG
Với các hãng thời trang cao cấp nhà may sẽ được phân chia những nhiệm vụ cụ thể. Trong bộ phim tài liệu Dior and I, nhà may của Dior được chia thành nhà flou (dành cho trang phục chất liệu mềm như váy) và nhà tailleur (đối với đồ suit và đồ may) .
Trong mỗi nhà may, các nhân viên làm việc chính được giám sát bởi một người đứng đầu. Người này cũng đảm nhận quản lý các buổi thử đồ, và thường sẽ có ít nhất 3 lần thử cho một bộ đồ.
7. 5. NGƯỜI XEM LÀ KHÁCH HÀNG
Ngoài các nhà báo thì những khách hàng sẽ là người ngồi ở hàng ghế đầu trong một show sẽ diện một sản phẩm haute couture. Những cái tên lớn kể đến như Daphne Guinness, Lynn Wyatt và tác giả Danielle Steel. Không phải khách hàng nào cũng có thể tham dự, đó là những vị trí dành cho những người có gia thế nhất, chịu chi nhất.
8. NHỮNG SÀN DIỄN ẤN TƯỢNG TẠI HAUTE COUTURE
Haute Couture chính là “sân khấu” để các nhà thiết kế thể hiện khả năng sáng tạo vô tận. Ngoài những trang phục cao cấp bậc nhất, sàn diễn thời trang tại Haute Couture cũng thuộc một đẳng cấp khác với vô vàn những chủ đề như sòng bạc Casino, khoang máy bay, khu rừng nhiệt đới…
9. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG MẪU THIẾT KẾ HAUTE COUTURE?
Một bộ Haute Couture cần ít nhất 20 người để hoàn thành trong trên dưới 700 giờ. Đòi hỏi sự tinh tế, công phu, cùng hàng ngàn chi tiết làm bằng thủ công. Với sự xa hoa trong thiết kế trang phục ứng dụng mặc ban ngày thuộc dòng haute couture thường có , giá bán sẽ ở khoảng 8.000 bảng Anh (hơn 290 triệu đồng). Với những bộ ban đêm sẽ đắt hơn nữa khi được đính kết nhiều đá quý lấp lánh giá có thể đội lên vài triệu bản.
Lượng khách hàng ít ỏi – khoảng 2,000 cá nhân trên toàn thế giới, song Haute Couture vẫn luôn là chuẩn mực của thời trang nhằm khẳng định bất dịch cho một đẳng cấp
10. AI SẼ MUA HAUTE COUTURE?
Chỉ có khoảng 2.000 – một con số khá khiêm tốn – các quý cô và quý bà trên toàn cầu sẵn lòng chi những khoản tiền khổng lồ cho haute couture hay còn gọi là trang phục thời trang cao cấp haute couture fashion wear. Và cái nôi ở Pháp nên giới thượng lưu Pháp là đối tượng mà trang phục haute couture thích hợp là nguồn khách hàng chủ yếu.
Phần lớn là những khách hàng không có thời gian tham gia buổi trình diễn trực tiếp, họ sẽ xem viddeo được ghi lại chọn những mẫu ưng ý và liên hệ với bộ phận bán hàng. Bên cạnh đó, có một số lượng không nhỏ các Buyer (những người mua lại sản phẩm của dòng thời trang xa xỉ này để bán lại) đến từ Nga, Mỹ, Trung Quốc hay thậm chí là Trung Đông, sẽ đến mua Haute Couture và phân phối khắp thế giới. Giá sẽ còn bị đội lên gấp nhiều lần để sở hữu được món đồ này và là món hời của những con buôn trong ngành công nghiệp thời trang .
Hiện nay không có nhiều nhà thiết kế Haute Couture, tính đến năm 2015 các thành viên của Haute Couture chỉ còn 12 thành viên. Do sự ra đời của những trang phục tiện dụng, may đo sẵn và phục vụ nhiều tầng lớp. Cũng như những quy định khắt khe của Haute Couture mà số lượng nhà thiết kế đã giảm đi đáng kể.
11. NHỮNG THÁCH THỨC MỚI CHO CHUẨN MỰC HAUTE COUTURE
Những quy tắc đặt ra cho Haute couture đã tồn tại hơn một thế kỉ nay và vẫn giữ được giá trị cốt lõi của nó. Nhưng dòng thời trang luôn xoay chuyển đòi hỏi các nhà thiết kế sáng tạo phù hợp với thị hiếu khách hàng mà không làm mất đi cái cao cấp của nó.
Những chuẩn mực Haute Couture phải vừa thỏa mãn yêu cầu khách hàng, nhưng vẫn phải cân bằng được tính cá nhân của mỗi thương hiệu. Bản thân nhà thiết kế cho ra mắt sản phẩm mới mẻ, sáng tạo thỏa mản khách hàng mà vẫn có đảm bảo đáp ứng được những tiêu chí khắc khe mà haute couture đặt ra.